Trang web này sử dụng cookies. Với việc tiếp tục truy cập trang web, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookies.Đọc chính sách bảo mật của chúng tôi

Nghiên cứu và Phát triển

Huawei vẫn tập trung sít sao vào chiến lược đường ống ICT của mình. Để xây dựng một Thế giới được Kết nối Tốt hơn, chúng tôi tiếp tục đầu tư vào các công nghệ then chốt, các năng lực kỹ thuật cơ bản, cấu trúc mạng, các tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển sản phẩm. Chúng tôi mong muốn tạo ra một trải nghiệm người dùng tốt hơn bằng cách cung cấp các đường ống dữ liệu rộng lớn hơn, thông minh hơn, và đáng tin cậy hơn với hiệu suất cao hơn và không mất thời gian chờ đợi.

Chúng tôi cam kết mang đến các công nghệ hàng đầu để tạo ra các sản phẩm và giải pháp tốt hơn, cạnh tranh hơn nhằm giúp khách hàng của mình đạt được thành công.

Về Mạng không dây: Huawei đã đạt được những kết quả sau đây trong năm 2016:

  • Phù hợp với chiến lược Toàn đám mây (All Cloud), chúng tôi đã công bố các giải pháp đám mây di động toàn diện CloudRAN và CloudAIR: CloudRAN thiết kế lại mạng không dây với cấu trúc đám mây, trong khi CloudAIR cách mạng hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên giao diện vô tuyến.
  • Đã đưa ra khái niệm Tiến hóa 4.5G và Tiến hóa LTE hơn nữa, xây dựng 4.5G với sự đồng thuận toàn ngành và số lượng mạng thương mại 4.5G ngày càng tăng. Triển khai rộng rãi công nghệ MIMO trên quy mô lớn, công nghệ 5G chủ chốt trên các mạng 4G hiện có.
  • Ra mắt chipset NB-IoT đầu tiên của ngành, mô-đun truyền thông NB-IoT đầu tiên và bản phát hành thương mại NB-IoT đầu tiên cho các trạm thu phát sóng. Tất cả những nỗ lực này đã góp phần nuôi dưỡng hệ sinh thái NB-IoT đang ngày càng phát triển.
  • Đã công bố giải pháp WTTx phiên bản 2.0 với năng lực đường ống dữ liệu được tăng cường, hội tụ di động – cố định, hoạt động hiệu quả hơn và hỗ trợ nhiều hơn cho việc đổi mới dịch vụ.
  • Đã công bố giải pháp kỹ thuật số trong nhà LampSite 3.0. Giải pháp này đại diện cho một bước đột phá lớn về những vướng mắc về tần số vô tuyến (RF) đã kìm hãm ngành phát triển trong nhiều năm. Nó cho phép một mô hình máy chủ trung lập, trong đó cơ sở hạ tầng trong nhà tương tự có thể được nhiều nhà cung cấp chia sẻ. 

Các hệ thống mạng viễn thông và doanh nghiệp: Huawei công bố chiến lược Toàn đám mây để giúp các nhà mạng, các doanh nghiệp và các ngành công nghiệp chuyển sang hệ thống kỹ thuật số bằng cách cho phép các mạng phủ sóng khắp nơi, hướng đến sự trải nghiệm, linh hoạt, theo yêu cầu, và băng thông siêu rộng.

Đối với thị trường viễn thông, chúng tôi đã:

  • Ra mắt giải pháp Flex-PON hàng đầu để vượt qua những thách thức chuyển đổi trơn tru để truy cập gigabit.
  • Ra mắt PID để đơn giản hóa mạng WDM và vượt qua những thách thức về băng thông siêu cao theo yêu cầu của các dịch vụ video.
  • Ra mắt hệ thống cụm định tuyến 128 Tbit/s NE5000E 2+8, có khả năng xử lý lưu lượng tối đa trên các mạng đường trục và cung cấp các liên kết nối tốc độ cao với trung tâm dữ liệu.
  • Công bố giải pháp VideoSense, cho phép nhà mạng cung cấp các dịch vụ video hiển thị hóa và có thể quản lý với trải nghiệm được đảm bảo.

Đối với các khách hàng trong ngành/doanh nghiệp, chúng tôi đã thực hiện các hoạt động sau:

Giải pháp CloudCampus của chúng tôi sử dụng công nghệ đám mây để quản lý các hệ thống mạng tại các khu vực tòa nhà trên đám mây trong suốt vòng đời của họ.

Giải pháp CloudEPN của chúng tôi giúp kết nối doanh nghiệp với các tổ chức chi nhánh của họ và cho phép cung cấp nhanh chóng các dịch vụ giá trị gia tăng.

Chúng tôi đã nâng cấp giải pháp CloudFabric cho các hệ thống mạng DC. Với hệ thống phân tích thông minh được xây dựng trên dữ liệu lớn, các giải pháp nâng cấp có khả năng xác định vị trí của một lỗi mạng trong vòng vài phút.

Tất cả các nhà mạng và doanh nghiệp/ngành công nghiệp đang vật lộn để tạo dựng thế mạnh mà họ sẽ cần để cạnh tranh trong kỷ nguyên đám mây. Trong bối cảnh này, Huawei đã tung ra sản phẩm Agile Controller, bộ điều khiển SDN hợp nhất đầu tiên của ngành có khả năng xử lý tình huống theo từng khách hàng khác nhau. Nó cho phép khách hàng xây dựng các hệ thống mạng Toàn đám mây linh hoạt và theo yêu cầu mà sẽ giúp họ thành công trong hoạt động kinh doanh.

Phần mềm: Chúng tôi tập trung vào việc xây dựng nền tảng phần mềm Digital Native cạnh tranh. Đặc biệt:

  • Chúng tôi đã chính thức ra mắt nền tảng video hội tụ của chúng tôi và bắt đầu phân phối toàn cầu. Nền tảng này có tính năng cấu trúc đám mây, công suất cao/hiệu suất cao, hoạt động và bảo trì nhanh, và hỗ trợ trải nghiệm video 4K đầy cảm hứng.
  • Giải pháp tính cước của chúng tôi hiện tại có hỗ trợ triển khai với số lượng bộ tăng; phát triển phiên bản cơ sở trơn chu; và năm biện pháp triển khai đám mây tốt nhất, bao gồm đám mây CDR và đám mây tính cước (Bill). Điều này mang lại hiệu suất chạy tính cước tốt nhất và hỗ trợ các API mở và sáu loại tình huống mở.

Tại Diễn đàn Băng thông Di động Toàn cầu được tổ chức tại Tokyo vào tháng 11 năm 2016, Huawei đã công bố kế hoạch X Labs không dây, nhằm quy tụ các nhà mạng, các nhà cung cấp công nghệ, và các đối tác chuyên ngành để cùng nhau nghiên cứu các trường hợp sử dụng ứng dụng di động trong tương lai, thúc đẩy sự sáng tạo trong kinh doanh và công nghệ, và thúc đẩy một hệ sinh thái ngành mở.

  • Chúng tôi tiếp tục thúc đẩy chiến lược bộ nền tảng để cho phép các nhà phát triển bên thứ ba cung cấp ứng dụng như là những nhà cung cấp dịch vụ triển khai (DSV), và nền tảng mở và sáng tạo của chúng tôi đã nhận được những phản ứng tích cực từ toàn ngành.

Mạng lõi đám mây: Huawei vẫn tập trung vào việc cung cấp kết nối toàn diện và giao tiếp với bất kỳ mạng truy cập nào, và để tạo điều kiện cho các ứng dụng lớp trên thông qua các điều khiển trải nghiệm khác biệt. 

Cụ thể, chúng tôi:

  • Đã công bố giải pháp CaaS 2.0, một nền tảng kết nối hợp nhất giúp mở rộng khả năng giao tiếp của chúng tôi bao gồm âm thanh và video theo thời gian thực, chức năng ống dữ liệu và các chức năng dữ liệu người dùng. Giải pháp này mang lại năng lực mạng như là một dịch vụ cho các ứng dụng trong bất cứ ngành nào.
  • Công bố hệ sinh thái nền tảng mở OceanConnect. Với nền tảng quản lý kết nối IoT tại trung tâm, các hệ sinh thái này giúp quy tụ một loạt các ứng dụng và công nghệ truy cập tuyệt vời.
  • Phát triển khái niệm về mạng Big Video có hỗ trợ các dịch vụ video hội tụ cho các ứng dụng truyền thông và cho các ứng dụng trên toàn mạng và các khu vực địa lý.
  • Ra mắt bộ giải pháp hội nghị truyền hình điện toán đám mây "sáu trong một" đầu tiên trên thế giới, TE10. Bằng cách kết nối với một loạt các nền tảng điện toán đám mây, TE10 mang đến các dịch vụ video cho mọi loại hình kinh doanh.
  • Ra mắt nguyên mẫu cắt mạng 5G toàn diện đầu tiên của thế giới và công nghệ cắt đa dịch vụ đã được công nhận.
  • Công bố giải pháp Điện toán Đa truy cập (MEC) theo định hướng tương lai đầu tiên của ngành giúp giảm độ trễ mạng và mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt hơn.

Năng lượng mạng: Được định hướng theo các nguyên tắc hướng tới tương lai về việc sử dụng silicon thay vì nguyên liệu đồng và sử dụng bit để quản lý watt, chúng tôi đã kết hợp nghiên cứu cơ bản về điện tử với công nghệ ICT, và tiếp tục cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và giải pháp cạnh tranh.

Đặc biệt:

  • Chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh giới hạn hiệu suất cấp điện, và phát triển một giải pháp năng lượng cho trạm thu phát sóng thông minh để giúp khách hàng giảm thiểu chi phí vận hành và bảo trì (O&M).
  • Đối với các trung tâm dữ liệu (DC) đám mây lớn và các ứng dụng doanh nghiệp có độ tin cậy cao, chúng tôi đã giới thiệu một mô-đun UPS với hiệu suất 97,5% và mật độ năng lượng 50 kVA/3U, có khả năng hỗ trợ tất cả các lưới điện trên thế giới.
  • Chúng tôi làm việc trên hệ thống điện quang điện (PV) và các thuật toán điều khiển lưới điện cũng như tung ra giải pháp PV 3.0 thông minh, với tính hiệu quả toàn diện được cải thiện và tăng công suất cung cấp nguồn điện áp thấp.

Trong lĩnh vực CNTT, Huawei đã sáng tạo theo nhiều cách khác nhau trên các ứng dụng điện toán đám mây. Chúng tôi đã cung cấp cho khách hàng các máy chủ, thiết bị lưu trữ, các hệ thống mạng hàng đầu và cơ sở hạ tầng CNTT khác cũng như giúp họ tạo ra các giải pháp điện toán hiệu suất cao có hiệu quả, được tăng tốc và tích hợp.

Trong điện toán đám mây, chúng tôi đã đạt được những kết quả ấn tượng:

Trong đám mây công cộng (public cloud), chúng tôi đã phát triển được những thế mạnh cạnh tranh đặc biệt. Chúng tôi liên tục tăng cường công suất IOPS của dịch vụ lưu trữ khối, hiện đang dẫn đầu ngành công nghiệp, và tung ra một máy chủ ảo hóa (baremetal) để hỗ trợ các thiết bị lưu trữ khối gắn kết và cung cấp dịch vụ tự động.

  • Trong đám mây tư nhân (private cloud), chúng tôi đã duy trì vị trí hàng đầu về hiệu suất hoạt động của SPECvirt, và cơ chế DR sao chép máy chủ của chúng tôi đã mang lại hiệu suất Điểm mục tiêu khôi phục (RPO) cấp 2 chưa từng có.
  • Trong NFV, hệ thống chuyển đổi phần mềm của chúng tôi là đứng số 1 về hiệu suất chuyển tiếp. Nó mang lại độ tin cậy của máy ảo cấp nhà mạng, cho phép phát hiện lỗi và chuyển đổi hệ thống bảo vệ chỉ trong vài giây trong trường hợp có một lỗi trên máy ảo hoặc máy vật lý.
  • Trong đám mây lai (hybrid cloud), chúng tôi đã đưa ra giải pháp đám mây lai hàng đầu của ngành, hỗ trợ OpenStack API tiêu chuẩn. Nó hoạt động nhanh hơn so với tất cả các giải pháp khác liên quan đến kết nối liên đám mây tự động và chia sẻ hình ảnh trên môi trường điện toán đám mây không đồng nhất.
  • Trong lĩnh vực lưu trữ, chúng tôi đã thực hiện những hoạt động sau đây:
  • Trong lưu trữ doanh nghiệp, chúng tôi đã công bố phiên bản OceanStor V3 nâng cao, thiết bị lưu trữ cạnh tranh nhất của ngành, để hỗ trợ chuyển đổi dự phòng SAN/NAS, tất cả ổ đĩa flash, và chống trùng lặp và nén. Chúng tôi cũng đã bắt đầu tung ra thiết bị lưu trữ có cấp độ nhập liệu hiệu quả nhất sử dụng CPU do Huawei sản xuất. Khi nhiều khách hàng trên toàn thế giới tiếp tục nâng cấp ổ cứng cơ học thành ổ đĩa cứng (SSD), chúng tôi công bố dải đèn flash Dorado V3 thế hệ tiếp theo, là công ty dẫn đầu trong ngành với khả năng cung cấp 150.000 IOPS.
  • Trong lưu trữ đám mây, chúng tôi đã giới thiệu giải pháp video HD OceanStor 9000 để hỗ trợ các hệ thống sản xuất video HD 4K thế hệ tiếp theo. Dựa trên khái niệm về lưu trữ theo phần mềm (SDS), chúng tôi đã công bố FusionStorage 6.0, giải pháp doanh nghiệp đầu tiên của ngành với khả năng lưu trữ hội tụ các khối, tập tin, và các đối tượng phân tán. Giải pháp này cho phép truy cập và lưu trữ các dữ liệu cấu trúc, phi cấu trúc và bán cấu trúc trên những nền tảng khác nhau.
  • Chúng tôi cũng bắt đầu thay đổi từ việc bán thiết bị lưu trữ dữ liệu sang cung cấp dịch vụ lưu trữ, và tung ra Hệ thống lưu trữ như một giải pháp Dịch vụ (STaaS). Đó là giải pháp lưu trữ đầu tiên của ngành để cung cấp một dữ liệu đồng nhất và kiểm soát không gian đối với hệ thống lưu trữ của doanh nghiệp, lưu trữ phân tán, lưu trữ đám mây và lưu trữ tích hợp thông minh cho các ứng dụng. Dựa trên giải pháp này, chúng tôi tiến tới tạo ra các Liên minh Công nghiệp OpenSDS, theo đó đã thu hút hơn 10 nhà cung cấp hàng đầu và các khách hàng từ khắp nơi trên thế giới.
  • Dữ liệu lớn: Chúng tôi đã bổ sung thêm một số công nghệ then chốt vào FusionInsight, chẳng hạn như SQL hợp nhất, tìm kiếm hợp nhất, nhiều bên thuê, môi trường lớn không đồng nhất, phân tích quan hệ, và phân tích thời gian thực trên các dòng dữ liệu để đáp ứng những nhu cầu đặc thù của các lĩnh vực viễn thông, tài chính và an ninh. Bằng cách sử dụng công cụ lập kế hoạch cao cấp, giải pháp FusionInsight hỗ trợ chức năng đa bên thuê cấp doanh nghiệp trong một môi trường lớn không đồng nhất. Các phân tích thời gian thực của FusionInsight về luồng dữ liệu chính là những kiểm soát rủi ro tài chính đầu tiên có thể được thực hiện trong thời gian thực, chứ không phải là truy hồi. Bên cạnh đó, bằng cách xây dựng trên các thực tiễn ngành hiện có, chúng tôi đã tạo ra Apache CarbonData, một định dạng tập tin gốc Hadoop mới mang tới phân tích đa chiều cuối cùng trên các nền tảng dữ liệu lớn. Chúng tôi cũng đã phát triển động cơ ELK giúp mang lại những trải nghiệm tương tác tốt nhất.

Trong lĩnh vực máy chủ, chúng tôi đã thực hiện các hoạt động sau:

  • Chúng tôi đã ra mắt dòng máy chủ KunLun tại CeBIT vào năm 2016. Tập trung vào các ứng dụng doanh nghiệp quan trọng theo nhiệm vụ, máy chủ KunLun của chúng tôi là một bước đột phá trong ngành, mở đường cho máy tính cấu trúc mở. Nó kết hợp chip NC do Huawei sản xuất, RAS, thiết kế mở và các công nghệ tiên tiến khác.
  • Các máy chủ ES3000 V3 NVMe PCIe SSD (tên ngắn gọn là ES3000 SSD) của chúng tôi sử dụng các chip do Huawei sản xuất và giao diện PCIe tiêu chuẩn và có thể cải thiện đáng kể hiệu suất của cơ sở dữ liệu và các dịch vụ đám mây của doanh nghiệp. Nhờ hiệu suất vượt trội, máy chủ KunLun đã giành được Giải thưởng Sáng tạo Công nghệ Internet Tốt nhất tại Hội nghị Đổi mới Công nghệ Toàn cầu vào năm 2016. 
  • Giải pháp FusionCube của chúng tôi đã được mở rộng từ kịch bản cơ sở dữ liệu đơn nhất sang các ứng dụng trung tâm dữ liệu (DC) dịch vụ đám mây hoàn chỉnh.
  • Với việc hợp tác cùng các Nhà cung cấp Phần mềm Độc lập (ISV) hàng đầu, chúng tôi đã theo đuổi sự sáng tạo hợp tác trong các lĩnh vực như HPC và SAP để phát triển các nền tảng HPC hoàn thiện và hiệu quả cho các ngành công nghiệp.

Huawei đã tiếp tục tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và sáng tạo cơ bản hướng tới tương lai, và đã có những tiến bộ tuyệt vời tại lĩnh vực mũi nhọn của ICT. Mục đích của chúng tôi là thúc đẩy tiến bộ trong ngành và phát triển các mô hình kinh doanh thành công qua những đột phá trong công nghệ.

Viễn thông di động 5G: Huawei, dưới sự lãnh đạo của 3GPP, đã tích cực thúc đẩy việc xây dựng các tiêu chuẩn 5G thống nhất toàn cầu, tiếp tục đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và sáng tạo công nghệ 5G, và tích cực hợp tác với các nhà mạng để thực hiện thử nghiệm hiện trường đối với các công nghệ 5G then chốt. Chúng tôi cũng đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc phát triển và xác minh các công nghệ mới, trong cấu trúc mạng, và trong sự phối hợp của chúng tôi với những đối tác trong ngành. Những tiến bộ này đã giúp chúng tôi duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành. 

Cụ thể, chúng tôi:

  • Mang tới tốc độ siêu nhanh 70 Gbit/s trên băng tần milimet khi sử dụng công nghệ MIMO.
  • Trở thành công ty đầu tiên công bố giải pháp CloudRAN theo định hướng 5G, trong đó sử dụng công nghệ đám mây để xác định lại cấu trúc mạng không dây.
  • Tiến hành thử nghiệm trực tiếp công nghệ cắt mạng 5G toàn diện đầu tiên của ngành nhằm hỗ trợ đa dạng các trường hợp sử dụng 5G.
  • Tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác của chúng tôi với 5G-PPP, 5GIC, 5GVIA, IMT-2020, và các liên minh khác trong ngành; thành lập 5GAA với một số công ty đối tác hàng đầu để cùng nhau thúc đẩy sự phát triển của các tiêu chuẩn đồng nhất cho các loại ô tô được kết nối.

Trong nghiên cứu công nghệ mạng, chúng tôi:

  • Đã ra mắt giải pháp mạng sẵn sàng với thực tế ảo (VR) đầu tiên của ngành. Giải pháp này kết hợp các công nghệ mới để cung cấp hệ thống phi tạo khối, xác định độ trễ thấp và cơ sở hạ tầng mạng thông lượng cao nhằm giải quyết những thách thức đến từ các dịch vụ video VR trực tuyến trong tương lai.
  • Công bố cấu trúc bộ định tuyến phân tán thế hệ tiếp theo giúp thúc đẩy điện toán đám mây và mạng đám mây. Bộ định tuyến khai thác các kết nối quang và cấu trúc hộp pizza để mang đến các công năng hệ thống siêu lớn trên 10 Pbit/s.
  • Các bộ định tuyến như vậy có thể được triển khai với nhiều kịch bản khác nhau bao gồm các đường biên mạng, các nút lõi mạng hoặc trong các mạng DC. Trong nghiên cứu lý thuyết mạng, chúng tôi:
  • Đề xuất khái niệm về mạng điều khiển bằng ứng dụng với mục đích tạo ra cấu trúc mạng hiệu quả nhất để các mạng có thể giải quyết tốt hơn các nhu cầu đa dạng về các ứng dụng dịch vụ mới trong tương lai.
  • Những đột phá đã đạt được trong các mô hình, lý thuyết và các thuật toán trong những lĩnh vực sử dụng thông tin, điều khiển mạng và đo lường mạng.
  • Công bố khái niệm bạch thư, xây dựng nguyên mẫu cấu trúc và đạt được những kết quả ấn tượng trong đo lường hiệu suất hoạt động cao. Chúng tôi cuối cùng đã xác định được một mạng mục tiêu được điều khiển bằng ứng dụng dựa trên lý thuyết tự động cao và sẽ làm hài lòng các nhu cầu của thế giới số sắp tới. Trong quá trình phát triển DC, Huawei đã tiếp tục tối ưu hóa cấu trúc của nguyên mẫu DC 3.0 và cải thiện đáng kể hiệu suất tổng thể. Cụ thể, chúng tôi:
  • Đã công bố giải pháp TPCx-BB số 1 của ngành và đóng vai trò chủ đạo trong việc soạn thảo các tiêu chuẩn thử nghiệm năng lượng quốc tế cho điểm chuẩn dữ liệu lớn.
  • Đã công bố một loạt các mô hình và một nền tảng mô phỏng tương đương theo tỷ lệ cho các kịch bản ứng dụng ICT điển hình.
  • Đã phát triển một hệ thống tập tin NVM đầu ngành với công nghệ NVM cải tiến. Cấu trúc DC 3.0 cho phép cải tiến lớn về cấu trúc cũng như phần mềm và phần cứng mới cho các DC thế hệ tiếp theo. Huawei sẽ cung cấp cho khách hàng các giải pháp DC xanh tiết kiệm chi phí với hiệu suất hàng đầu thế giới.
  • Nghiên cứu mạng quang: Huawei đã đề xuất Mạng quang 2.0 cho kỷ nguyên Toàn đám mây, và đã có những đổi mới công nghệ quan trọng trong hệ thống truyền dẫn quang. Cụ thể, chúng tôi:
  • Đã giới thiệu một nguyên mẫu OXC 320 Tbit/s có khả năng kết nối chéo lớn nhất trong ngành. Nguyên mẫu này giúp giải quyết những hạn chế về công suất do các kết nối chéo kỹ thuật số trong mạng quang học.
  • Ra mắt chip OXC hoàn toàn bằng silicon đầu tiên của ngành, với các cổng 32x32, mang lại mức tiêu thụ điện năng cực thấp và khả năng chuyển đổi cực nhanh.
  • Công bố nguyên mẫu truyền tải liên kết lượng tử ánh sáng 4 cổng bằng silicon, có khả năng hỗ trợ truyền tải ở cấp độ Tbit/s. Mạng quang 2.0 của Huawei sẽ mang tới trải nghiệm khách hàng tốt nhất bằng cách cung cấp băng thông siêu lớn, độ trễ siêu thấp, hiệu quả năng lượng siêu cao, cung cấp dịch vụ, hoạt động kết nối CNTT và bảo trì nhanh chóng. 

Trí tuệ nhân tạo (AI): Huawei đã tập trung vào các hoạt động kinh doanh chiến lược, cải thiện hiệu quả chuyển giao và chất lượng phục vụ của đội ngũ Dịch vụ Kỹ thuật Toàn cầu (GTS) bằng cách sử dụng công nghệ AI, và hiện thực hóa hệ thống phát hiện sớm và phòng ngừa lỗi mạng. Tất cả những nỗ lực này đã giúp chúng tôi tiếp tục tạo ra giá trị cho khách hàng. Những thành tựu của chúng tôi bao gồm:

  • Hệ thống xử lý dòng thời gian thực phân tán StreamSMART của chúng tôi và thuật toán nghiên cứu trực tuyến StreamMBT cho phép GTS cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng thông minh. Các hệ thống này đã làm tăng độ chính xác của tính năng phân loại lỗi tự động đến hơn 85% và có thể bao gồm 90% tình huống bất thường.
  • Tâm mạng (Network Mind) mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu tăng cường lưu lượng mạng theo lịch tốt hơn, và cải thiện hiệu quả truyền tải 40% trên các ứng dụng.
  • Dòng điện thoại thông minh Honor của chúng tôi có thể cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa một cách thông minh và giúp ngành công nghiệp thiết bị cầm tay 
  • Công cụ đề xuất của Huawei có thể xây dựng một mô hình chính xác trong vòng vài phút và làm tăng 40% số lượt tải về ứng dụng được khuyến nghị, tương đương với một sự cải thiện lớn về trải nghiệm người dùng.

Pin: Chúng tôi tiếp tục tập trung vào ba tính năng: dung lượng lớn, thời gian sạc nhanh và tính an toàn.

Cụ thể, chúng tôi:

  • Ra mắt bộ sạc nhanh có dòng điện cao 5V/8A với chất liệu điện cực mới trong dòng điện thoại thông minh Honor, có thể sạc đến hơn 90% chỉ trong vòng 30 phút.
  • Ra mắt sản phẩm pin Li-ion có tuổi thọ dài, chống nhiệt, hỗ trợ lá graphit đầu tiên của ngành. Các phụ gia đặc biệt trong chất điện phân và vật liệu điện cực pha tạp cho phép pin Li-ion duy trì chức năng ngay cả khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn 10°C so với ngưỡng giới hạn tối đa hiện tại của ngành. Điều này đã mang lại những thay đổi mang tính cách mạng về hệ thống lưu trữ năng lượng tại các trạm thu phát sóng viễn thông ở vùng khí hậu nóng ấm.

Huawei đã hợp tác với các đối tác toàn cầu trong việc sáng tạo để thúc đẩy tiến bộ công nghệ tại 15 viện nghiên cứu và các trung tâm của chúng tôi, và tại 36 trung tâm sáng tạo liên hợp trên toàn thế giới.

Sau đây là một số điểm nổi bật từ năm 2016:

Nhằm khám pha những đột phá mới và sáng tạo trong ngành ICT, Chương trình Nghiên cứu Sáng tạo của Huawei (HIRP) đã tài trợ cho hơn 200 dự án nghiên cứu và sáng tạo, bao gồm nghiên cứu khoa học cơ bản như toán học, vật lý, và hóa học.

Chúng tôi đã làm việc với các nhà toán học đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có những người đã đoạt Giải  thưởng Fields và Giải thưởng Wolf, trong các dự án khác nhau, từ lý thuyết toán học cơ bản cho đến những câu hỏi kỹ thuật then chốt. Chúng tôi đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu xử lý hình ảnh, khai thác dữ liệu, tối ưu hóa mạng lưới và các lĩnh vực có liên quan. Chúng tôi cũng đã hợp tác với các nhà vật lý trên khắp thế giới (trong đó có những người đã đoạt Giải thưởng Nobel và đội ngũ của họ) trong các dự án nghiên cứu liên quan đến hệ thống lưu trữ và truyền thông thế hệ tiếp theo, như khoa học vật liệu cho phương tiện lưu trữ mới; mô hình hóa và mô phỏng thành phần; và các ứng dụng về giao thức giao diện bộ nhớ mới. Bên cạnh đó, chúng tôi đã giảm thiểu đáng kể chi phí bằng cách sử dụng phương tiện lưu trữ mới bằng phần mềm và phần cứng, và tăng đáng kể tuổi thọ của chúng. Công việc này đã làm tăng uy tín nghiên cứu của Huawei trong lĩnh vực hệ thống lưu trữ thế hệ tiếp theo. 

Huawei đã duy trì hợp tác liên tục và chuyên sâu với các trường đại học trên toàn cầu trong các lĩnh vực như cơ sở dữ liệu, tiêu thụ điện năng trung tâm dữ liệu (DC) và công nghệ phân tán. Trong năm 2016, chúng tôi đã giải quyết được vấn đề phản hồi chậm khi truy vấn song song trong các môi trường dữ liệu lớn với nguồn lực hạn chế.

Huawei là một nhà đóng góp lớn cho các tiêu chuẩn ICT. Chúng tôi đang tích cực tham gia vào sự phát triển và phát huy các tiêu chuẩn quốc tế lớn. Chúng tôi cũng đang hoạt động trong các cộng đồng mã nguồn mở như là một phần nỗ lực không ngừng để xây dựng ngành và nuôi dưỡng một hệ sinh thái nhằm thúc đẩy chia sẻ thành công.

Trong năm 2016, chúng tôi:

  • Đã tích cực tham gia vào 5G, video, IoT và các sáng kiến ngành quan trọng khác, cũng như thúc đẩy hợp tác rộng lớn hơn trong ngành giữa các tổ chức đa ngành.
  • Làm việc với các đối tác trong 3GPP để thúc đẩy các tiêu chuẩn 5G hợp nhất trên toàn thế giới. Trong IETF, chúng tôi cam kết nỗ lực hết mình để hỗ trợ cho sự phát triển lành mạnh của các tiêu chuẩn IP và hệ sinh thái IP. 
  • Trong IEEE, chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu các công nghệ Wi-Fi và Ethernet cơ bản, và tiến tới thiết lập sự hiện diện nghiên cứu trong các ngành theo chiều dọc. Trong ETSI và ITU, chúng tôi đã giúp thúc đẩy nâng cấp ngành bằng cách phát triển các tiêu chuẩn công nghệ của nhà mạng và phát hành nhiều phổ tần hơn cho ngành công nghiệp không dây.
  • Với các đối tác trong ngành, chúng tôi đã thành lập Hiệp hội Máy tính Xanh, ECC, 5GAA, OPRC và các liên minh khác để xây dựng sự đồng thuận giữa các ngành và mở rộng quy mô thị trường.
  • Tạo điều kiện hợp tác giữa GSMA và OPRC, cũng như giúp thiết lập nhóm hợp tác Mô hình và Chỉ số Hoàn thiện Kỹ thuật số (DMMM) trong Diễn đàn TM để thảo luận về các mục tiêu chuyển đổi kỹ thuật số dành cho nhà mạng dựa trên các số liệu kinh doanh thực nghiệm. 
  • Là một thành viên của Hiệp hội Internet Công nghiệp (IIC), chúng tôi đã phân tích nhu cầu và tình huống ứng dụng liên quan đến quá trình số hóa các chuyên ngành.
  • Tại Diễn đàn Băng rộng (BBF), chúng tôi đã thúc đẩy việc thành lập Sáng kiến Băng rộng Mở (OBI), và cải thiện sự đồng thuận công nghiệp về hội tụ PON và mây hóa mạng, tạo ra một môi trường tốt hơn và rộng hơn cho ngành công nghiệp mạng.
  • Thúc đẩy hợp tác giữa các cộng đồng mã nguồn mở, các tổ chức tiêu chuẩn, và các liên minh ngành công nghiệp bao gồm ETSI NFV, OPNFV, OpenStack, và OPEN-O. Hợp tác với các đối tác để thành lập liên minh Sáng kiến Kiểm tra Khả năng Tương tác NFV (NFV-ITI) nhằm thúc đẩy thương mại hóa NFV. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, Huawei đã nộp 57.632 đơn xin cấp bằng sáng chế ở Trung Quốc và 39.613 đơn xin cấp bằng sáng chế ngoài Trung Quốc, với tổng số 62.519 bằng sáng chế được cấp.

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, Huawei là một thành viên của hơn 360 tổ chức tiêu chuẩn, liên minh công nghiệp và cộng đồng mã nguồn mở, và nắm giữ hơn 300 vị trí quan trọng trong các tổ chức này. Huawei là thành viên hội đồng quản trị của IEEE-SA, BBF, ETSI, Diễn đàn TM, WFA, WWRF, OpenStack, Linaro, OPNFV và CCSA. Năm 2016, chúng tôi nộp hơn 6.000 kiến nghị cho các tổ chức tiêu chuẩn (đã có trên 49.000 kiến nghị cho đến nay). Huawei đã liên tục đầu tư hơn 10% doanh thu của mình vào các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển (R&D) mỗi năm. Năm 2016, khoảng 80.000 nhân viên đã tham gia vào lĩnh vực R&D, chiếm 45% tổng lực lượng lao động của chúng tôi. Tổng chi phí R&D của Huawei đạt 76.391 triệu Nhân dân tệ (CNY) vào năm 2016, chiếm 14,6% tổng doanh thu của công ty. Chúng tôi đã đầu tư hơn 313,000 triệu CNY vào lĩnh vực R&D trong thập kỷ vừa qua.