Hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong Công ty, ra các quyết định về các vấn đề lớn như tăng vốn, phân bổ lợi nhuận và lựa chọn thành viên Hội đồng Quản trị/Ban Kiểm soát.
Ban Giám đốc (BOD) là cơ quan ra quyết định về chiến lược và quản lý của công ty. Ban Giám đốc chỉ đạo và giám sát hoạt động kinh doanh tổng thể và ra quyết định về các vấn đề quan trọng liên quan đến chiến lược và hoạt động.
Trách nhiệm chính của Ban Kiểm soát bao gồm giám sát việc tuân thủ nội bộ và bên ngoài, kiểm tra tình hình tài chính và hoạt động của công ty, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc và ban lãnh đạo cấp cao cũng như chuẩn hóa hoạt động của Ban Giám đốc.
Huawei thực thi hệ thống Giám đốc Điều hành luân phiên dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc. Là người điều hành chính trong các hoạt động và quản lý khủng hoảng của công ty trong suốt nhiệm kỳ, Giám đốc Điều hành luân phiên và đương quyền sẽ chịu trách nhiệm về sự sống còn và phát triển của công ty.
KPMG là nhà kiểm toán độc lập của Huawei từ năm 2000. Nhà Kiểm toán độc lập chịu trách nhiệm kiểm toán báo cáo tài chính thường niên của công ty. Theo các chuẩn mực kế toán hiện hành và các quy trình kiểm toán, nhà kiểm toán độc lập sẽ đưa ra ý kiến về việc liệu các báo cáo tài chính có đúng hay không.
Công ty đã thiết lập một cơ cấu kinh doanh tập trung vào ba khía cạnh: khách hàng, sản phẩm và khu vực. Toàn bộ tổ chức sẽ cùng nhau tạo ra giá trị cho khách hàng và chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của công ty, khả năng cạnh tranh trên thị trường và sự hài lòng của khách hàng.
Giới thiệu về Ban Giám đốc
Ban Giám đốc (Board of Directors - BOD) là bộ phận ra quyết định về chiến lược và quản lý công ty. BOD chỉ đạo và giám sát hoạt động kinh doanh chung và ra quyết định về các vấn đề quan trọng liên quan đến chiến lược và hoạt động.
Trách nhiệm chính của BOD là:
• Quyết định phương hướng chiến lược của công ty; và phê duyệt và giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển trung và dài hạn của công ty.
• Cung cấp tư vấn và hướng dẫn để quản lý về các vấn đề quan trọng, bao gồm các cuộc khủng hoảng lớn và thay đổi thị trường.
• Đánh giá các hoạt động kinh doanh, tổ chức và các quy trình kinh doanh của công ty; và phê duyệt việc tái cơ cấu tổ chức, chuyển đổi kinh doanh và chuyển đổi quy trình chính.
• Phê duyệt các chính sách tài chính, sắp xếp tài chính và giao dịch kinh doanh chính của công ty.
• Phê duyệt kết quả hoạt động, kết quả tài chính và báo cáo tài chính của công ty.
• Xây dựng cơ chế giám sát của công ty và giám sát việc thực hiện.
• Xây dựng cấu trúc quản lý công ty và tổ chức việc tối ưu hóa và triển khai.
• Quyết định lựa chọn, thẩm định và bồi thường của Tổng Giám đốc; và phê duyệt việc bổ nhiệm và bồi thường cho các thành viên khác của ban quản lý cấp cao.
• Phê duyệt các chính sách về lập kế hoạch nhân sự và các chính sách nhân sự quan trọng cấp doanh nghiệp.
Hiện tại, Ban Giám đốc có 17 thành viên, được tất cả các Đại biểu bầu ra.
• Chủ tịch: Bà Sun Yafang.
• Phó Chủ tịch: Ông Guo Ping, Ông Xu Zhijun, Ông Hu Houkun và Ông Ren Zhengfei.
• Giám đốc Điều hành: Ông Xu Wenwei, Ông Li Jie, Ông Ding Yun và Bà Meng Wanzhou.
• Giám đốc: Bà Chen Lifang, Ông Wan Biao, Ông Zhang Ping'an, Ông Yu Chengdong, Ông Li Yingtao, Ông Li Jin'ge, Bà He Tingbo và Ông Wang Shengli.
Hoạt động của Ban Giám đốc
Năm 2016, HĐQT đã tổ chức 11 cuộc họp. Tại các cuộc họp, BOD đã đánh giá và thông qua các vấn đề như kế hoạch phát triển trung và dài hạn của công ty, kế hoạch kinh doanh và ngân sách hàng năm, hoạt động của BOD, các cơ chế khên thưởng dài hạn, phân phối lợi nhuận hàng năm, tăng vốn, và tài chính của công ty.
BOD đã thành lập Ban Chấp hành, hoạt động như cơ quan điều hành của BOD khi BOD bị bãi nhiễm. Các thành viên của Ban Chấp hành bao gồm Ông Guo Ping, Ông Xu Zhijun, Ông Hu Houkun, Ông Xu Wenwei, Ông Li Jie, Ông Ding Yun và Bà Meng Wanzhou. Năm 2016, Ban Chấp hành đã tổ chức 12 cuộc họp.
Giới thiệu về Ban Kiểm soát
Căn cứ vào các yêu cầu của Luật Doanh nghiệp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Huawei đã thành lập Ban Kiểm soát. Trách nhiệm chính của Ban Kiểm soát bao gồm: giám sát việc tuân thủ nội bộ và bên ngoài, kiểm tra tình hình tài chính và hoạt động của công ty, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc (BOD) và ban quản lý cấp cao, cũng như tính hợp pháp của các hoạt động của BOD. Thành viên Ban Kiểm soát tham dự các cuộc họp của BOD với tư cách là thành viên không có quyền biểu quyết.
• Các thành viên: Ông Song Liuping, Ông Tian Feng, Ông Yi Xiang, Ông Yao Fuhai, Ông Peng Zhongyang và Ông Li Jian.
Hoạt động của Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát đã tổ chức sáu cuộc họp trong năm 2016. Tại các cuộc họp, Ban Kiểm soát đánh giá tình hình tài chính của công ty, nhận các báo cáo từ các phòng chức năng kiểm soát và ban kiểm soát của các công ty con ở nước ngoài của công ty, thảo luận về việc kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của công ty và đánh giá trách nhiệm thực hiện của các thành viên BOD và ban kiểm soát trong năm 2015. Trong cả năm, các thành viên của Ban Kiểm soát đã tham dự 11 cuộc họp của BOD với tư cách là thành viên không có quyền biểu quyết, kiểm soát việc ra quyết định của BODvà tính hợp pháp của các hoạt động của BOD.
Một kiểm toán viên độc lập chịu trách nhiệm kiểm toán các báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Theo các chuẩn mực kế toán hiện hành và các quy trình kiểm toán, kiểm toán viên độc lập đưa ra ý kiến về việc liệu các báo cáo tài chính có đúng hay không.
Huawei tiếp tục thiết kế và thực hiện một hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên cơ cấu tổ chức và mô hình hoạt động của mình. Cơ cấu kiểm soát nội bộ và hệ thống quản lý áp dụng cho tất cả các quy trình kinh doanh và tài chính của công ty, các công ty con và đơn vị kinh doanh của công ty. Hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên năm thành phần của cơ cấu COSO: Môi trường Kiểm soát, Đánh giá Rủi ro, Hoạt động Kiểm soát, Thông tin & Truyền thông và Giám sát. Nó cũng bao gồm các chương trình kiểm soát báo cáo tài chính nội bộ để đảm bảo tính trung thực, liêm chính và độ chính xác của chúng.
Môi trường Kiểm soát
Môi trường kiểm soát là nền tảng của một hệ thống kiểm soát nội bộ. Huawei cam kết một văn hoá doanh nghiệp về tính liêm chính, đạo đức kinh doanh và tuân thủ luật pháp và các quy định. Huawei đã ban hành các BCG để xác định hành vi kinh doanh được chấp nhận. Mọi nhân viên, kể cả các quản lý cấp cao, đều phải tuân thủ theo BCG. Các chương trình đào tạo thường xuyên được cung cấp, và tất cả nhân viên được yêu cầu ký BCG để đảm bảo BCG đã được đọc, hiểu và tuân thủ.
Huawei đã thực thi một cơ cấu quản trị hoàn thiện, với các cơ chế ủy quyền và trách nhiệm giải trình được xác định rõ ràng. Cơ cấu quản trị bao gồm Ban Giám đốc (BOD), các ủy ban, các phòng chức năng của tập đoàn và các đội ngũ quản lý đa cấp.
Huawei xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các tổ chức để đảm bảo tách biệt hiệu quả các quyền và trách nhiệm. Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei phụ trách kiểm soát nội bộ. Bộ phận kiểm soát kinh doanh báo cáo cho CFO về bất kỳ sai sót nào nếu có và các cải thiện đã được thực hiện về kiểm soát nội bộ và hỗ trợ CFO xây dựng môi trường kiểm soát nội bộ. Bộ phận kiểm toán nội bộ giám sát và đánh giá độc lập tình trạng kiểm soát nội bộ đối với tất cả các hoạt động kinh doanh.
Quản lý Rủi ro
Huawei có một bộ phận chuyên về kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro để thường xuyên đánh giá các rủi ro đối với quy trình kinh doanh toàn cầu của công ty. Bộ phận này xác định, quản lý và giám sát các rủi ro lớn, dự báo các rủi ro tiềm ẩn do thay đổi môi trường bên trong và bên ngoài, và đưa ra các chiến lược quản lý rủi ro cùng với các biện pháp giảm nhẹ rủi ro để ra quyết định. Tất cả các cá nhân phụ trách quy trình có trách nhiệm xác định, đánh giá và quản lý rủi ro kinh doanh và thực hiện các biện pháp kiểm soát nội bộ cần thiết. Huawei đã thiết lập một cơ chế để cải thiện kiểm soát nội bộ và kiểm soát rủi ro để quản lý hiệu quả các rủi ro quan trọng.
Hoạt động Kiểm soát
Huawei đã thiết lập Hệ thống Quản lý Quy trình Toàn cầu và Hệ thống Quản lý Chuyển đổi Kinh doanh, ban hành BPA toàn cầu và các GPO được bổ nhiệm phù hợp với BPA. Chịu trách nhiệm xây dựng các quy trình và kiểm soát nội bộ, các GPO:
• Xác định các điểm kiểm soát chính và Phân chia Ma trận Nhiệm vụ cho từng quy trình và áp dụng các tiêu chí này cho tất cả các văn phòng, chi nhánh và đơn vị kinh doanh khu vực.
• Tiến hành kiểm tra tuân thủ hàng tháng đối với các điểm kiểm soát chính và đưa ra các báo cáo kiểm tra để đảm bảo giám sát liên tục và hiệu quả các kiểm soát nội bộ.
• Tối ưu hóa quy trình và kiểm soát nội bộ dựa trên các điểm khó khăn trong kinh doanh và các yêu cầu chính cho báo cáo tài chính. Mục tiêu là để nâng cao hiệu quả hoạt động và kết quả tài chính, đảm bảo tính phù hợp của hoạt động và tính chính xác và độ tin cậy của các báo cáo tài chính, và giúp đạt được các mục tiêu kinh doanh.
• Thực hiện SACA để đánh giá thiết kế quy trình tổng thể và tính hiệu quả của quá trình thực hiện của từng đơn vị kinh doanh, và sau đó báo cáo kết quả cho AC.
Thông tin & Truyền thông
Tất cả các chính sách và quy trình kinh doanh đều có trên mạng Intranet của công ty. Các quản lý và cá nhân phụ trách quy trình thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo về quy trình kinh doanh và kiểm soát nội bộ để đảm bảo cung cấp thông tin cập nhật cho tất cả nhân viên. Công ty đã xây dựng được một cơ chế để các cá nhân phụ trách quy trình ở mọi cấp độ có thể thường xuyên giao tiếp với nhau, xem xét việc thực hiện kiểm soát nội bộ và theo dõi các vấn đề kiểm soát nội bộ.
Giám sát
Huawei đã xây dựng được một kênh khiếu nại nội bộ, cơ chế điều tra, cơ chế chống tham nhũng, và một hệ thống trách nhiệm giải trình. Thỏa thuận về Trung thực và Liêm chính mà Huawei đã ký kết với các nhà cung cấp quy định rõ ràng rằng các nhà cung cấp có thể báo cáo hành vi không đúng của nhân viên Huawei thông qua các kênh được quy định trong Thỏa thuận để hỗ trợ công ty giám sát tính liêm chính của nhân viên. Bộ phận kiểm toán nội bộ đánh giá độc lập tình hình chung của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, điều tra bất kỳ hành vi vi phạm BCG khả nghi nào và báo cáo kết quả kiểm toán và điều tra cho AC và ban quản lý cấp cao.
Huawei cũng đã thực hiện một cơ chế đánh giá kiểm soát nội bộ của các GPO và các quản lý khu vực, cũng như trách nhiệm giải trình và cáo buộc của họ khi và nếu cần thiết. AC và CFO thường xuyên xem xét tình hình kiểm soát nội bộ của công ty và nhận các báo cáo về kế hoạch hành động để nâng cao kiểm soát nội bộ, nếu cần, và tiến độ thực hiện kế hoạch. Cả hai đều có thẩm quyền yêu cầu các GPO hoặc các giám đốc kinh doanh có liên quan giải thích các vấn đề về kiểm soát nội bộ và tiến hành các hành động khắc phục. AC và CFO cũng có thể cần đệ trình đề xuất của mình lên HRC để có hành động kỷ luật hoặc buộc tội.