Trang web này sử dụng cookies. Với việc tiếp tục truy cập trang web, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookies.Đọc chính sách bảo mật của chúng tôi

Huawei vinh danh Tiến sĩ Erdal Arikan, cha đẻ của Polar Codes, vì những cống hiến của ông cho khám phá và nghiên cứu cơ bản

2018.08.15
[Thâm Quyến, Trung Quốc, ngày 15 tháng 8 năm 2018] Huawei vừa trao một giải thưởng đặc biệt cho giáo sư Thổ Nhĩ Kỳ, Tiến sĩ Erdal Arikan, người phát minh ra công nghệ giao diện vô tuyến mã cực (polar codes) cho 5G, vinh danh những đóng góp xuất sắc của ông cho sự phát triển của công nghệ truyền thông. Tại buổi lễ được tổ chức tại trụ sở toàn cầu của Huawei tại Thâm Quyến, công ty cũng vinh danh hơn 100 nhà khoa học và kỹ sư của Huawei, những người đang nghiên cứu các tiêu chuẩn và nghiên cứu cơ bản.

Nghiên cứu cơ bản là chìa khóa cho sự phát triển của ngành. Những đột phá về lý thuyết, thường là kết quả sau nhiều thập kỷ nỗ lực khoa học chuyên sâu, giúp thiết lập định hướng phát triển công nghệ. Khi 5G còn ở phía đường chân trời, tài liệu về công nghệ giao diện vô tuyến mã cực mà Giáo sư Arikan xuất bản năm 2008 đã xác định một phương pháp hoàn toàn mới để tối đa hóa tốc độ và độ tin cậy của việc truyền dữ liệu. Polar codes là cơ chế mã hóa kênh đầu tiên trên thế giới đưa chúng ta đạt đến ngưỡng giới hạn của Shannon, hoặc tốc độ tối đa mà dữ liệu có thể được gửi đi với sai số 0 ở một băng thông cụ thể. Mã cực cải thiện đáng kể hiệu suất mã hóa cho 5G. Đồng thời, chúng làm giảm sự phức tạp trong việc thiết kế và đảm bảo chất lượng dịch vụ. Năm 2016, 3GPP (cơ quan tiêu chuẩn quốc tế chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn 5G) đã phê duyệt polar codes là cơ chế mã hóa chính thức cho các kênh điều khiển của giao diện 5G New Radio (NR) eMBB. 

Tại lễ trao giải, nhà sáng lập Huawei, ông Nhiệm Chính Phi (Ren Zhengfei) đã trao huy chương cho Giáo sư Arikan. Huy chương, được thiết kế và sản xuất bởi Monnaie de Paris (Paris Mint), có khắc tượng Nữ thần Chiến thắng với một tinh thể kim cương Baccarat màu đỏ, tượng trưng cho tầm quan trọng của công nghệ truyền thông mới trong việc dẫn dắt thế giới tiến đến tương lai.

Ông Nhiệm Chính Phi (trái), nhà sáng lập Huawei, trao tặng Giải thưởng cho Giáo sư, Tiến sĩ Erdal Arikan (phải)

Sau khi được trao huy chương, Giáo sư Arikan đã có bài phát biểu đáp từ. "Tôi vinh dự được có mặt ở đây ngày hôm nay nhận giải thưởng này", ông nói. "Nó mang lại cho tôi niềm vui để thừa nhận rằng, không có tầm nhìn và đóng góp kỹ thuật của các giám đốc và kỹ sư của Huawei, các mã cực sẽ không thể được đưa từ phòng thí nghiệm đến một tiêu chuẩn chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm. Và với các kỹ sư, không có phần thưởng nào lớn hơn khi được nhìn thấy những ý tưởng của chúng tôi trở thành hiện thực".

Giáo sư, Tiến sĩ Erdal Arikan phát biểu

Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Eric Xu cũng phát biểu tại sự kiện: "Tiêu chuẩn 5G là kết quả của một nỗ lực toàn cầu để thúc đẩy tiến bộ trong nghiên cứu cơ bản và công nghệ truyền thông không dây. Để đạt được tiêu chuẩn này, phải mất hơn 10 năm làm việc chăm chỉ từ hàng chục ngàn nhà khoa học và các kỹ sư, cùng với hàng chục công ty trên khắp thế giới. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến Giáo sư Arikan, cũng như các đồng nghiệp của ông trong học viện, các nhà khoa học và các nhân viên của Huawei, những người đã đóng góp tất cả cho 5G".

Vào năm 2010, Huawei đã công nhận tiềm năng của các mã cực trong việc tối ưu hóa công nghệ mã hóa kênh, vì vậy công ty đã đầu tư nghiên cứu sâu hơn để xây dựng trên công trình của Giáo sư Arikan. Qua nhiều năm nỗ lực tập trung, công ty đã đạt được nhiều đột phá trong công nghệ mã cực lõi, giúp các mã cực vượt ra ngoài lĩnh vực nghiên cứu học thuật và thấy được ánh sáng ban ngày.

"Sự ra đời của tiêu chuẩn 5G chỉ là khởi đầu của một hành trình mới", Xu nói thêm. "Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực làm việc để đảm bảo rằng công nghệ 5G - bao gồm cả mã cực – sẽ tạo ra giá trị lớn hơn cho xã hội, và sớm hơn. Đồng thời, chúng tôi hy vọng rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa các công ty và các tổ chức học thuật, như mối quan hệ hợp tác giữa Huawei và Giáo sư Arikan, sẽ tiếp tục và tạo ra nhiều điều kỳ diệu khoa học hơn, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ICT cũng như toàn xã hội”.

Tại lễ trao giải thưởng, Huawei cũng vinh danh hơn 100 nhà khoa học của công ty cho công việc nghiên cứu cơ bản và xây dựng các tiêu chuẩn của họ. Đặc biệt, công ty muốn vinh danh nghiên cứu thành công của họ trong 5G New Radio và 8 sáng kiến đột phá khác, bao gồm các dạng sóng mới và các cơ chế mã hóa mới. Các nhà khoa học này đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác trong ngành để xác minh các công nghệ chủ chốt và thúc đẩy quá trình tiêu chuẩn hóa, đóng góp quan trọng vào các tiêu chuẩn 5G Release 15 của 3GPP.

Nhờ nỗ lực tiên phong của họ, Huawei là công ty đầu tiên trên thế giới hoàn thành thử nghiệm 5G cho tất cả các giai đoạn phát triển IMT-2020 (một tầm nhìn chung được thiết lập bởi Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), cho sự phát triển mạng di động đến năm 2020), với các kết quả vượt xa các chỉ số chính cho cả ba kịch bản sử dụng 5G do ITU tế xác định - Băng thông rộng di động nâng cao (eMBB), Truyền thông cực kỳ tin cậy và độ trễ thấp (URLLC), và Truyền thông Machine-Type phổ quát (mMTC).

Là người đóng góp chính cho các tiêu chuẩn 5G và nắm giữ bằng sáng chế cốt lõi, Huawei cam kết tuân thủ nguyên tắc FRAND cho cấp phép tất cả các bằng sáng chế. Đó là cấp phép bằng sáng chế Công bằng (Fair), hợp lý (Reasonable) và không phân biệt đối xử (Non-discriminatory) - một nguyên tắc mà công ty đã tôn trọng trong quá khứ và sẽ tiếp tục tuân thủ trong tương lai. Huawei đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái 5G mạnh mẽ cùng với những đối tượng khác trong ngành.
Đầu tư mạnh mẽ cho R&D đã trở thành một trọng tâm cốt lõi của Huawei trong nhiều năm qua, với tổng mức đầu tư gần 400 tỷ CNY cho R&D trong một thập kỷ vừa qua. Trong tương lai, Huawei sẽ tăng cường đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, nâng từ 20% lên 30% trong tỷ trọng ngân sách R&D thường niên 15-20 tỷ USD chỉ cho nghiên cứu cơ bản.